Bài đăng

Thuốc lá

Hình ảnh
Có thật là hút ít, hút thuốc lá “nhẹ” hay hút thuốc lá có đầu lọc thì sẽ an toàn hơn? Những “nghi vấn” đó được giải đáp rất đầy đủ và khoa học qua bài viết dưới đây. Không có “ngưỡng an toàn” khi hút thuốc lá Hút thuốc lá cho dù chỉ là hút vài điếu mỗi ngày hoặc lâu lâu mới hút một lần cũng đều có hại cho sức khỏe. Như vậy trong hút thuốc lá không có cái gọi là “ngưỡng an toàn” nghĩa là không có một mốc mà hút dưới mốc đó thì an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên do cơ thể mỗi người mỗi khác nên tác hại của thuốc lá trên mỗi người cũng ở nhiều mức độ khác nhau. Một số người hút thuốc lá bị tác hại do thuốc lá như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất sớm, một số người khác xuất hiện bệnh chậm hơn, thậm chí có một số người hút thuốc lá đã 30 - 40 năm rồi mà cũng chưa xuất hiện các bệnh nặng do tác hại của thuốc lá. Vấn đề là chúng ta không có cách nào để biết được ai là người nhạy cảm với thuốc lá: sẽ sớm bị tác hại do thuốc lá; ai là người ít nhạy cảm với thuốc lá: sẽ chậm bị tác hạ

Thuốc mới giúp điều trị một số loại ung thư

Hình ảnh
Bevacizumab Krabeva là loại thuốc kháng thể đơn dòng trong điều trị cho bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng di căn và các loại bệnh khác. Là loại thuốc điều trị tiêu chuẩn, thuốc này được dùng cùng với hóa trị cho bệnh nhân bị ung thư phổi, ung thư biểu mô tế bào thận di căn và ung thư buồng trứng tái phát. Đại diện công ty cho biết: “Chúng tôi dự định cung cấp một lựa chọn liệu pháp cho bệnh nhân bị nhiều loại ung thư với Krabeva”. Loại thuốc này được ra mắt sau khi thực hiện các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Nghiên cứu lâm sàng giai doạn 3 bao gồm 146 bệnh nhân được thực hiện với sự phê chuẩn của cơ quan quản lý Ấn Độ. Thử nghiệm giai đoạn 3 toàn cầu trên những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ đang được thực hiện ở 100 địa điểm ở nhiều nước bằng cách sử dụng một sản phẩm tham chiếu có nguồn gốc từ châu u và nước Mỹ BS Thu Vân (Theo THS)

Mẹo giữ trái tim khỏe mạnh trong mùa đông

Hình ảnh
Dưới đây là một số mẹo chăm sóc tim vào mùa đông: • Giữ cơ thể đủ ấm để không bị hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể dưới 35oC). Các triệu chứng của hạ thân nhiệt gồm thiếu phối hợp, lú lẫn, phản ứng chậm, run và buồn ngủ. Điều này xảy ra khi cơ thể không thể sản sinh đủ năng lượng để giữ ấm cho các cơ quan trong cơ thể. Nó có thể gây tử vong. Vì vậy cần giữ ấm cho cơ thể. • Để giữ ấm, hãy mặc nhiều lớp quần áo. Ngoài ra, đội mũ hoặc đeo khăn quàng cổ nếu cần. Bảo vệ tai của bạn vì chúng dễ bị tê cóng. Giữ cho bàn chân và bàn tay của bạn luôn ấm vì chúng có xu hướng mất nhiệt nhanh hơn. • Tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau tim và lắng nghe cơ thể bạn. Tốt hơn là bạn nên kiểm tra tim một lần trong mùa đông. • Thời tiết lạnh làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn. Vì vậy, nếu bạn là một bệnh nhân tim, tốt hơn là bạn nên thận trọng và đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. • Duy trì vận động nhưng không quá sức. Nếu bạn không vận động vào mùa đông, việc lưu thông máu có thể bị

Nhiệt miệng có lây?

Cháu rất lo không biết do nguyên nhân gì và có lây không? Hoàng Minh Châu (Quảng Trị) Nhiệt miệng hay loét miệng, viêm niêm mạc miệng cấp, y học gọi bệnh áp-tơ. Biểu hiện niêm mạc miệng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp-xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm. Đặc biệt, các vết loét cấp ở niêm mạc miệng lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó viêm loét miệng lưỡi do áp-tơ tái phát xảy ra cho khoảng 20% dân số, thường gặp ở phái nữ và ở trẻ em. Đa số các trường hợp bệnh giới hạn ở niêm mạc miệng - lưỡi và thường do nhiều yếu tố kết hợp: stress, ảnh hưởng nội tiết (hành kinh, có thai, mãn kinh), thiếu vitamin C, PP, B6, B12, thiếu sắt. Người ta đã quan sát hàng trăm gia đình và nhận thấy bệnh này dường như cũng có yếu tố di truyền. Cha mẹ b

Bác sĩ Bênh viện K bóc tách thành công khối u 3kg cho nam bệnh nhân 25 tuổi

Hình ảnh
Ngày 30/11,  thông tin từ Bệnh viện K cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cứu sống bệnh nhân nam 25 tuổi mang trong mình một khối u bất thường với đường kính 20 x 16cm . Trước đó, ngày 30/10, bệnh nhân T.N.L (25 tuổi, trú tại xã Hoằng Anh, Thanh Hóa) nhập viện trong tình trạng ho khan, khó thở kèm theo dấu hiệu tức ngực trái. Khai thác nhanh bệnh sử, người nhà cho biết khoảng 01 tháng trở lại đây bệnh nhân có dấu hiệu ho khan kéo dài, tức ngực trái, khó thở khi gắng sức, không ho khạc ra máu, không sốt, ăn uống bình thường. Trước đây anh T.N.L đã chụp phim tại Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa, các bác sĩ đã phát hiện khối u lớn và đề nghị chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện K điều trị. Khối u với kích thước 20 x 16cm chiếm toàn bộ khoang lồng ngực Sau khi làm các thủ tục chụp chiếu, xét nghiệm bệnh nhân được chẩn đoán u thần kinh trung thất trên trái. Hình ảnh khối u trung thất trên trái đường kính lớn 20 x 16 cm tỷ trọng mô mềm ngấm thuốc cản quang không đều, hoại tử một s

Lá Xoài chữa bệnh tiểu đường: Từ bài thuốc “truyền miệng” đến giải pháp hiện đại

Hình ảnh
Chứng “tiêu khát” (tiểu đường) và bài thuốc quý từ lá xoài “Lấy 3 - 5 lá Xoài non, hãm với một cốc nước sôi, để qua đêm rồi uống vào sáng sớm hôm sau. Nếu lá Xoài già thì phơi trong bóng râm hoặc sấy khô, xay thành bột để dùng dần, mỗi ngày 2 lần, pha cùng nước ấm, uống trước khi ăn. Cách này giúp giảm và ổn định đường huyết, huyết áp sau vài tuần” – Đó là phương pháp chữa tiểu đường bằng lá xoài được lưu truyền cho tới tận bây giờ. Nhưng ngày nay, phương pháp cổ truyền này không còn được ưa chuộng. Một phần là do tốn thời gian, nhưng quan trọng hơn là hiệu quả thấp do không tận dụng được hết các tinh chất quý trong lá xoài và không tính toán được hàm lượng chính xác trong mỗi lần sử dụng. Tinh chất lá Xoài làm giảm và ổn định đường huyết – dưới góc nhìn khoa học Tiểu đường type 2 là bệnh của rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính và không dung nạp glucose do kháng insulin (hormon chuyển hóa đường do tuyến tụy tiết ra). Các nghiên cứu sâu hơn về tiểu đư

Sử dụng nước súc miệng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Hình ảnh
Hầu hết chúng ta đều có thói quen sử dụng nước súc miệng ít nhất một lần hoặc hai lần mỗi ngày để vệ sinh răng miệng. Nhưng bạn có biết rằng thói quen này dần dần có thể làm tăng mức đường huyết của bạn hay không? Kết quả một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng những người sử dụng nước súc miệng ít nhất hai lần mỗi ngày bị có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn khoảng 55% so với những người ít sử dụng loại nước này. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nitric Oxide cho biết phần lớn các loại nước súc miệng có chứa các thành phần kháng khuẩn, có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất vi khuẩn miệng, cản trở sự hình thành nitric oxit trong miệng. Điều này có thể dẫn tới rối loạn chuyển hóa, gây ra những thay đổi lớn về mức đường huyết và làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Kaumudi J Joshipura, nhà nghiên cứu thuộc ĐH Harvard cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là đánh giá mối liên quan giữa việc sử dụng nước súc miệng không kê đơn và sự phát triển tiền tiểu đường/tiểu đường trong 3 năm theo dõi”. “Sử dụng thường